những cơn đau đột xuất ở bệnh nhân ung thư

Kiểm soát cơn đau đột xuất của bệnh nhân ung thư

Triệu chứng đau là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở những người giai đoạn cuối. Tuy nhiên các biện pháp xử trí đau còn hạn chế. Phần lớn các bệnh nhân đã từng phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu về thể xác.

Điều trị nên bắt đầu bằng giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về nguyên nhân gây đau. Nhiều loại đau được điều trị tốt nhất bằng cách phối hợp hai phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

Sử dụng thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế Thế giới

thang giảm đau ba bậc của Tổ chức y tế thế giới

thang giảm đau ba bậc của Tổ chức y tế thế giới

Thang giảm đau ba bậc của Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Bậc 1: Khuyên dùng các thuốc giảm đau như paracetamol và những thuốc kháng viêm không steroid.

Bậc 2:  Gồm những thuốc giảm đau “yếu” như dextropropoxyphene.

Bậc 3:  Là dạng uống, dạng phóng thích tức thì và phóng thích kéo dài.

Đau đột xuất

Thang kiểm soát đau  của WHO có thể kiểm soát phần lớn các bệnh nhân ung thư có đau tuy nhiên trong một số trường hợp đau khó kiểm soát khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau đột xuất. Đây là một vấn đề quan trọng trong thực tế lâm sàng, khó đánh giá, tiên liệu và ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân.

 

Cơn đau đột xuất chia thành 3 nhóm: Nhóm cơn đau đột xuất liên quan hoạt động, nhóm cơn đau tự phát, nhóm cơn đau liên quan đến cuối liều opiods kém hiệu quả.

 

những cơn đau đột xuất ở bệnh nhân ung thư

những cơn đau đột xuất ở bệnh nhân ung thư

Trong đau ung thư, cơn đau đột xuất có thể liên quan trực tiếp đến bệnh ung thư, sự suy nhược do ung thư hoặc phương pháp điều trị ung thư, hoặc rối loạn đồng thời nhiều nguyên nhân. Các cơ chế: đau cảm thụ, đau thân thể bề mặt và đau thân thể trong sâu, đau tạng, đau thần kinh, thường gặp trong đau xương khi di chuyển.

Tần suất trung bình cơn đau đột xuất 4-6 lần/ngày. Những con đau đột xuất trung bình đau đỉnh điểm khoảng 3 phút và thời gian kéo dài trung bình cơn đau 15-30 phút. Đau dữ dội, thời gian cơn đau ngắn so với cơn đau nền. Cơn đau nền là tình trạng đau ở mức hằng định kéo dài. 20-40% cơn đau liên quan đến vận động, 13-30% liên quan đến cuối liều kém hiệu quả, cơn đau thần kinh đột xuất thường xuất hiện ngắn hơn và thường gặp cơn đau cảm thụ.

Tác động cơn đau đột xuất

Bệnh nhân thường ở mức độ đau chung nặng hơn, ảnh hưởng đến hoạt động , gây tăng tỷ lệ lo âu, trầm cảm, mất ngủ, giảm chất lượng sống, các hoạt động xã hội, tăng chi phí điều trị, nằm viện.

Đau đột xuất thường kèm di căn xương là loại đau khó kiểm soát bằng thuốc giảm đau và nhìn chung những bệnh nhân đau đột xuất có liên quan hoạt động chủ ý hay vô ý đều khó đáp ứng với thuốc giảm đau.

Kiểm soát đau đột xuất

Đầu tiên phải kiểm soát đau nền bằng thuốc giảm đau theo giờ theo hướng dẫn giảm đau ba bậc của tổ chức WHO, tiếp đó sẽ dùng liều cứu hộ cùng với liều thuốc theo giờ để kiểm soát đau cho bệnh nhân, hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân và gia đình. Để kiểm  soát đau đột xuất cần chiến lược phối hợp đa mô thức trong khi chờ đợi một mô hình kiểm soát lý tưởng.

Các phương pháp điều trị

  • Gây ngủ tạm thời bằng cách tiêm dưới da. Tiền mê với Ketamine liều dưới da cho những bệnh nhân đau đột xuất dự báo được như thay băng khó khăn, thay đổi tư thế trên bệnh nhân gãy xương dài.
  • Phương pháp giảm đau can thiệp: phong bế thần kinh ngoại biên, trung ương (tỏng màng tủy, ngoài màng cứng..)
  • Các phương pháp trị liệu khác: chườm nóng, nằm nghỉ, thay đổi tư thế phù hợp, thư giãn, làm xao nhãng, vật lý trị liệu. Phương pháp này cũng có hiệu quả khi bệnh nhân có những cơn đau đột xuất không tiên liệu trước được và khi đó sử dụng các phương không dùng thuốc giúp bệnh nhân bớt đau trong khi chờ đợi hiệu quả thực sự của thuốc giảm đau đem lại.

Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng sẽ truyền tải được một số thông tin và phương pháp trị liệu tạm thời cho những cơn đau đột xuất ở các bệnh nhân ung thư. Ngoài ra cần hiểu rõ hơn đau đột xuất có tần suất từ 40-70% trong ung thư. Các cơn đau đặc trưng bởi khởi phát nhanh với khoảng thời gian cơn đau ngắn.

Chúng tôi khuyến cáo các bệnh nhân ung thư luôn cố gắng giữ vững tinh thần lạc quan, có chế độ dinh dưỡng tốt là một yếu tố quan trọng, vận động nhẹ với các bài tập yoga, đi bộ, thiền…. nhằm tăng chất lượng cuộc sống và cải thiện tình trạng sức khỏe.

 

ADD YOUR COMMENT

Your email address will not be published. Required fields are marked *