Tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư

Số lượng mắc bệnh nhân ung thư đang tăng lên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, và Việt Nam là một trong số đó. Theo số liệu của Bộ Y Tế, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 126.000 người mắc bệnh ung thư và khoảng 94.000 người tử vong vì phát hiện trễ. Nếu được phát hiện sớm rất nhiều căn bệnh ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú,… sẽ được chữa khỏi. Những căn bệnh trên sẽ được phát hiện sớm nếu như chúng ta được tầm soát ung thư thường xuyên. Vậy tầm soát ung thư là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy trong việc chữa khỏi ung thư? Hãy cùng tìm hiểu về tầm soát ung thư qua bài viết bên dưới

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là việc khám để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm / rất sớm, khi chưa có biểu hiện nào của bệnh phát ra bên ngoài. Nếu ung thư được phát hiện sớm thì việc khám chữa bệnh sẽ ít tốn kém, đơn giản, nhanh chóng và không phải dùng các biện pháp ảnh hưởng tới chức năng cơ quan khác như hoá trị và xạ trị. Bên cạnh đó tầm soát ung thư còn phát hiện được những tổn thương tiền ung thư, đây là những tổn thương có khả năng gây ra ung thư sau này.

Tầm soát ung thư

Tầm soát ung thư có vai trò rất quan trọng trong việc chữa khỏi bệnh ung thư

Các loại tầm soát ung thư phổ biến hiện nay

Tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Ở Việt Nam ước tính có hơn 10.000 phụ nữ mắc bệnh mỗi năm. Ung thư vú có thời kì kéo bệnh từ 8-10 năm, chuẩn đoán muộn là tình trạng chung của nhiều phụ nữ Việt Nam. Ở giai đoạn 3, 4 có hơn 65% bệnh nhân ung thư vú được phát hiện. Trên thực tế, nếu được phát hiện ở giai đoạn 1 tỉ lệ chữa khỏi lên tới 80%, giai đoạn 2 tỉ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 60%. Việc chẩn đoán ung thư vú bắt đầu từ việc kiểm tra vú đều đặn hàng tháng để phát hiện các khối u. May mắn 80-90% các khối u là lành tính, chỉ có khoảng 10% đến 20% không may là ác tính. Độ tuổi được khuyến khích kiểm tra lâm sàng vú và chụp nhũ ảnh hàng năm là trên 40 tuổi.

Các xét nghiệm tầm soát bao gồm tầm soát tuyến vú, chụp cộng hưởng tuyến vú (MRI) hoặc loại bỏ các nghi ngờ tế bào là ác tính thông qua xét nghiệm sinh khiết.

Tầm soát ung thư gan

Tầm soát ung thư gan là thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện sớm các bệnh lí về gan trong giai đoạn sớm, dù chưa có triệu chứng. Việc tầm soát ung thư gan nên diễn ra khoảng 6 tháng/lần, và những người có nguy cơ cao nên được tầm soát định kì:

  • Người có thành viên gia đình có tiền sử ung thư gan
  • Người bị xơ gan
  • Người thừa cân, có tiền sửa bệnh tim mạch, béo phì.

Trong các xét nghiệm bệnh lí về gan thì hiện nay xét nghiệm định lượng AFP trong máu được ứng dụng khá phổ biến và có hiệu quả cao trong việc phát hiện ung thư gan giai đoạn đầu. Xét nghiệm định lượng AFP đo nồng độ AFP trong máu nhằm cung cấp cho bác sĩ các chỉ số quan trọng để phát hiện ung thư gan. Sự gia tăng bất thường của AFP báo hiệu sự bất thường đang xảy ra trong cơ thể, tuy nhiên cần có những xét nghiệm chuyên sâu hơn để chuẩn đoán.

Tầm soát ung thư gan

Nên tầm soát ung thư gan định ki 6 tháng/lần

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỉ lệ cao hàng đầu ở phụ nữ. Để phát hiện ung thư cổ tử cung, trong y tế các bác sĩ dùng phương pháp xét nghiệm Pap smear, hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung. Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập tế bào ở khu vực cổ tử cung –  nằm dưới tử cung và nằm trên âm đạo. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng vì giúp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và giúp việc điều trị thành công cao cho bệnh nhân. Phết tế bào cổ tử cung giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, giúp ngăn chặn ung thư trong tương lai.

Tầm soát ung thư phổi

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu danh sách các loại ung thư phổ biến nhất. Theo thống kê của Bộ y tế mỗi năm có hơn 15.000 người mắc bệnh và có tới hơn 12.000 tử vong. Đa phần bệnh nhân được phát hiện đều ở giai đoạn cuối và tử vong chỉ sau 6 tháng – 1 năm.

Trong y tế các bác sĩ áp dụng việc chụp CT scan ngực liều thấp (slow-dose computed tomgraphy) để tầm soát ung thư phổi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng máy quét tia X liều xạ thấp để chụp được hình ảnh chi tiết về phổi.

Bên cạnh lợi ích của việc tầm soát ung thư phổi, phương pháp này cũng mang đến những bất lợi như:

  • Kết quả có thể cho ra tổn thương nghi ngờ ung thử phổi trong khi thật sự không có ung thư hiện diện. Hệ luỵ là bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm thậm chí cả phẫu thuật không cần thiết.
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện ra những tổn thương chưa tổn hại đến cơ thể. Điều này được gọi là chuẩn đoán quá mức. Bên cạnh đó kết quả có thể cho ra âm tính giả trong khi bạn có tế bào ung thư nhưng kết quả không cho thấy.
  • Thực hiện CT scan liều thấp lặp đi lặp lại lại có thể gây ung thư ở người khoẻ mạnh.
Tầm soát ung thư phổi

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư đại tràng

Kiểm tra thường xuyên có thể giúp phát hiện các polyps hoặc ung thư đại trực tràng sớm. Có thể thực hiện một số xét nghiệm khác nhau. Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT) là xét nghiệm được khuyến nghị do sự nhanh chóng và thuận tiện để phát hiện giai đoạn đầu của ung thư đại trực tràng.

  • Xét nghiệm hóa miễn dịch phân (FIT)

Đây là một xét nghiệm đơn giản, thực hiện phân tích phân của người được xét nghiệm để phát hiện máu. Máu ẩn trong phân có thể không có màu đỏ, và chỉ có thể được nhận biết bằng xét nghiệm sàng lọc.

Bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm mỗi năm một lần.

  • Nội soi đại tràng chậu hông bằng ống soi mềm

Quy trình này kiểm tra lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng. Một ống soi mềm, phát sáng, ngắn được đưa vào trực tràng và từ từ được đưa chậm rãi vào đại tràng chậu hông.

 

Nội soi bằng ống mềm

Nội soi đại tràng chậu hông bằng ống soi mềm là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra tình trạng đại trực tràng

  • Nội soi đại tràng

Để nội soi đại tràng, các chuyên gia sẽ sử dụng ống soi mềm phát sáng dài hơn. Cho phép kiểm tra toàn bộ đại tràng. Mức độ nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng được xác định theo giai đoạn của bệnh và mức độ lan rộng của ung thư.

Tầm soát ung thư dạ dày

Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

  • Nội soi dạ dày – Đây là xét nghiệm phải được thực hiện khi nghi ngờ mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong xét nghiệm này, bác sĩ đặt một ống nội soi (một ống mềm dài với một máy ảnh và đèn sáng ở cuối ống) vào miệng và xuống dạ dày cho phép họ có thể nhìn được vào bên trong dạ dày.
  • Sinh thiết – Xét nghiệm này được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Trong sinh thiết, Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ một vùng nghi ngờ bất thường của dạ dày, và sau đó một bác sĩ khác quan sát các tế bào dưới kính hiển vi.
  • Các kiểm tra hình ảnh của dạ dày – Các kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và PET-CT tạo ra các hình ảnh bên trong của cơ thể để xem ung thư đã lan rộng ra những nơi khác hay chưa.

Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Điều này có thể được thực hiện theo những cách khác nhau, bao gồm cả các kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm trên mẫu sinh thiết của dạ dày và các xét nghiệm khác.

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp hữu hiệu để chuẩn đoán các bệnh về dạ dày

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Tốc độ phát triển của ung thư tuyến tiền liệt khác nhau giữa nam giới. Phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị có kết quả tốt nhất.

  • Khám trực tràng bằng tay: Đây là bước đầu tiên trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay đeo găng vào trực tràng và cảm nhận trong tiền liệt tuyến có hay không các vùng cứng, sần sùi hoặc bất thường.
  • Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA): PSA là một chất được sản xuất bởi cả các tế bào tuyến tiền liệt bình thường và ác tính. Sự tăng của nồng độ PSA trong máu là một xét nghiệm khác giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
  • Sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua ngã trực tràng hoặc đáy chậu: Là thủ thuật trong đó một đầu dò siêu âm với kích thước tầm ngón tay được đưa vào trực tràng để kiểm tra tuyến tiền liệt. Các mẫu mô của tuyến tiền liệt được lấy ra bằng một kim nhỏ sau khi gây tê tại chỗ và được bác sĩ giải phẫu bệnh (chuyên gia bệnh học) xem dưới kính hiển vi.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu: Hình ảnh chi tiết của vùng chậu giúp xác định sự lan rộng tại khu vực của ung thư tuyến tiền liệt và có xâm lấn đến các hạch bạch huyết xung quanh hay không.
  • Chụp xạ hình xương: Giúp phát hiện ung thư đã di ra khỏi tuyến tiền liệt đến tận xương. Khi ung thư tuyến tiền liệt di căn, xương là nơi phổ biến nhất mà nó sẽ lan đến.
Xét nghiệm PSA

Sự tăng của nồng độ PSA trong máu là một xét nghiệm khác giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.

Tầm soát ung thư buồng trứng

Chẩn đoán được dựa vào hoạt động khám vùng chậu và thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Khám vùng chậu: được thực hiện bởi bác sĩ. Bệnh nhân có thể mắc ung thư buồng trứng nếu:
    • Các buồng trứng phình to bất thường.
    • Xuất hiện u vùng bụng.
    • Có quá nhiều chất dịch ở vùng bụng (cổ trướng).
  • Siêu âm vùng chậu: Kiểm tra được thực hiện ở vùng bụng hoặc qua âm đạo (được gọi là siêu âm qua âm đạo).
  • Xét nghiệm CA-125 trong máu (dấu ấn ung thư): chất này thường tăng cao trong máu bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nồng độ CA-125 cao cũng có thể là do các nguyên nhân khác.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp X-quang vùng ngực để xác định xem ung thư đã lan đến phổi hay chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và vùng chậu: cho ra các hình ảnh chi tiết của vùng bên trong cơ thể được tạo ra bởi tia X-quang. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc chẩn đoán ung thư buồng trứng và nghiên cứu mức độ lan rộng của ung thư.
  • Sinh thiết: là việc lấy các mô để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm chẩn đoán ung thư. Để lấy mô, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bụng, nếu nghi ngờ mắc ung thư, toàn bộ buồng trứng sẽ được lấy ra (phẫu thuật cắt buồng trứng).
Chuẩn đoán ung thư buồng trứng

Có nhiều phương pháp để chuẩn đoán ung thư buồng trứng

Tầm soát ung thư định kì và đúng cách sẽ giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, giúp người bệnh có cơ hội được chữa khỏi rất cao, ít tốn kém và không ảnh hưởng tới các chức năng khác. Hãy đến với các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được hướng dẫn tầm soát cụ thể

ADD YOUR COMMENT

Your email address will not be published. Required fields are marked *