Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có nhiều biểu hiện giống với các bệnh lí dạ dày thường gắp, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn, điều trị sai cách và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc chuẩn đoán và chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp bạn xây dưng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Ung thư dạ dày được chẩn đoán ra sao?
Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:
- Nội soi dạ dày – Đây là xét nghiệm phải được thực hiện khi nghi ngờ mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong xét nghiệm này, bác sĩ đặt một ống nội soi (một ống mềm dài với một máy ảnh và đèn sáng ở cuối ống) vào miệng và xuống dạ dày cho phép họ có thể nhìn được vào bên trong dạ dày.
- Sinh thiết – Xét nghiệm này được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Trong sinh thiết, Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ một vùng nghi ngờ bất thường của dạ dày, và sau đó một bác sĩ khác quan sát các tế bào dưới kính hiển vi.
- Các kiểm tra hình ảnh của dạ dày – Các kiểm tra hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và PET-CT tạo ra các hình ảnh bên trong của cơ thể để xem ung thư đã lan rộng ra những nơi khác hay chưa.
Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Điều này có thể được thực hiện theo những cách khác nhau, bao gồm cả các kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm trên mẫu sinh thiết của dạ dày và các xét nghiệm khác.
Ung thư dạ dày được điều trị ra sao?
Ung thư dạ dày thường được điều trị với một hoặc nhiều cách sau đây:
- Phẫu thuật – Đây là phương pháp hiệu quả duy nhất để chữa khỏi ung thư dạ dày. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
- Xạ trị – Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được tiến hành cùng với hóa trị để tiêu diệt các tàn dư rất nhỏ của ung thư mà không thể nhìn thấy và loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày nặng, xạ trị có thể hữu ích để giảm tắc nghẽn dạ dày.
- Hóa trị – Hóa trị sử dụng các loại thuốc để giúp tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước của khối u. Nó có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài cuộc sống cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày nặng mà không thể phẫu thuật được.
- Liệu pháp nhắm trúng đích – Các thuốc điều trị nhắm trúng đích tấn công các tế bào ung thư mà ít gây ra thiệt hại cho các tế bào lành.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?
Mặc dù các nguyên nhân chính xác của ung thư dạ dày là chưa biết, có những bước chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.
Trong thực tế, ở nhiều nước phát triển, nơi mà có thể dùng tủ lạnh để giúp lưu trữ thực phẩm tươi, hạn chế dùng thực phẩm bảo quản muối, tỷ lệ ung thư dạ dày đã giảm đáng kể trong những năm qua.
Đây là điều bạn có thể làm để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối
- Ngừng hút thuốc lá
- Biết tiền sử bệnh lý của bạn và làm nội soi dạ dày thường xuyên nếu bạn bị một tiền sử nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.