Ung thư phổi

Ung thư phổi

Tại Việt Nam, ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu bất kể giới tính và có tỉ lệ người mắc bệnh gia tăng chóng mặt. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ kiến thức về bệnh thì chúng ta vẫn có thể phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).

Ung thư phổi

Ung thư phổi là sự tăng sinh không kiểm soát các tế bào bất thường trong phổi, thường là các tế bào lót ống dẫn khí.

Các giai đoạn của ung thư phổi

Để hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển bệnh ung thư phổi, các bạn có thể tham khảo thêm qua vài thông tin sau nhé. Ung thư phổi được chia làm 2 loại chính: Ut Phổi TB nhỏ và Ut Phổi ko phải tế bào nhỏ

Ung thư phổi tế bào nhỏ

Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ gồm:

Giai đoạn khu trú

Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư phổi chỉ được tìm thấy ở một lá phổi cùng ở các mô xung quanh nó.

Giai đoạn lan rộng

Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư phổi được tìm thấy ở các mô nằm bên ngoài phổi. Cũng có trường hợp tế bào ung thư phổi được tìm thấy ở các cơ quan ở xa khác.

Ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ

Đây chính là loại ung thư phổi thứ hai. Giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bao gồm:

Giai đoạn tiềm ẩn

Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư phổi được tìm ra trong nước đờm, trong mẫu nước thu thập khi nội soi phế quản. Tuy vậy lại chưa tìm thấy các khối u ung thư.

Giai đoạn 0 của bệnh ung thư

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư sẽ được tìm thấy ở lớp niêm mạc trong cùng của phổi. Khối bướu nhỏ này chỉ phát triển trong phạm vi lớp niêm mạc mà không xâm lấn ra ngoài.

Giai đoạn I của bệnh ung thư

Ở giai đoạn này thì các tế bào ung thư phổi phát triển ở trong phạm vi của phổi. Nó không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh phổi.

Giai đoạn II của bệnh ung thư

Vào giai đoạn này thì các tế bào ung thư phổi đã dần di chuyển. Chúng di chuyển đến hạch bạch huyết, đến thành ngực, cơ hoành và cả màng phổi cùng lớp màng ngoài bao quanh tim.

Giai đoạn III của bệnh ung thư

Vào gian đoạn này diện tích hoạt động của tế bào ung thư đã lan rộng hơn. Chúng đã lan đến vị trí hạch bạch huyết trong khu vực phần lồng ngực giữa phổi và tim. Máu trong khu vực này có nguy cơ bị tế bào ung thư xâm lấn cao.

Giai đoạn IV của bệnh ung thư

Đây là giai đoạn nghiêm trọng khi các tế bào ung thư đã lan đến lá phổi khác. Các khu vực khác cũng bị ảnh hưởng và bị các tế bào xâm lấn. Tại thời điểm này thì khối u ung thư không thể được loại bỏ bằng phương pháp phẩu thuật được nữa.

Chuẩn đoán ung thư phổi

Cần chuẩn đoán thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của ung thư phổi sớm nhất có thể

Triệu chứng của ung thư phổi là gì bạn đã biết chưa?

Nhận biết bệnh ung thư phổi không quá khó. Nếu bạn lưu ý sẽ dễ dàng nhận thấy được những triệu chứng nổi bật như sau:

Triệu chứng về đường hô hấp

Đầu tiên, triệu chứng về đường hô hấp bạn nên chú ý kỹ. Trước hết bạn sẽ có cảm giác khó thở, việc hô hấp đôi khi cảm thấy khó khăn. Cộng thêm vào đó là bị ho thường xuyên, ho nhiều nhưng không rõ nguyên nhân.

Không những thế đôi khi bạn còn ho khò khè, ho ra máu hay khạc ra đờm. Đây chính là những triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư phổi. Vậy bạn nên cẩn thận khi gặp phải triệu chứng như thế này.

Triệu chứng toàn thân

Bên cạnh triệu chứng về hô hấp thì khi bạn bị bệnh ung thư phổi còn gặp phải các triệu chứng như sau. Đó là cơ thể bị giảm cân một cách mất kiểm soát và không rõ lý do.

Bên cạnh đó thì cơ thể bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi. Đôi lúc bạn sẽ bị sốt và khó chịu trong người. Dấu hiệu nữa để nhận biết đó là móng tay dùi trống, ngón tay bị sưng lên.

Một vài triệu chứng liên quan

Bệnh ung thư phổi không chỉ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và cơ thể. Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến một số bộ phận, cơ quan khác. Chính vì thế đôi khi bạn còn cảm thấy các dấu hiệu như: đau, tức ngực; đau xương, khớp; khó nuốt khi ăn uống và đôi khi còn bị tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên.

Tùy vào vị trí khối u ung thư phát triển mà nó còn gây ra một số triệu chứng khác nữa. Đó là lượng canxi trong cơ thể tăng cao không kiểm soát. Hay đôi khi đi tiểu tiện bạn để ý sẽ thấy nước tiểu nhạt, đôi khi có máu loãng. Đối lúc cơ thể bạn còn có hiện tượng bị sụp mí mắt, đồng tử bị co một bên.

Những dấu hiệu nhỏ ban đầu của bệnh ung thư phổi là giảm cân, chán ăn, hay mệt mỏi. Lúc này người bệnh thường xem thường và không đi kiểm tra ngay. Do đó dẫn đến các tình trạng bệnh bị phát hiện ở giai đoạn nặng hơn. Lúc này việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nên, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào ở trên bạn cũng nên đến địa chỉ y tế chất lượng để xét nghiệm bệnh nhé.

Ho kéo dài

Ho kéo dài là một triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi nguy hiểm như thế nào?

Tất cả các bệnh ung thư đều rất nguy hiểm. Nếu như bạn không nhanh chóng điều trị sẽ đem lại hậu quả khôn lường. Bệnh ung thư phổi thường sẽ phát triển từ những tế bào nhỏ. Lâu dần nó lớn lên và hình thành các khối u. Những khối u này nếu như không loại bỏ kịp thời nó sẽ lan dần sang các bộ phận khác của cơ thể (hay còn gọi là di căn).

Những lúc như thế này, các bộ phận đó của cơ thể sẽ dần mất đi chức năng làm việc. Ung thư phổi sẽ khiến phổi dần mất đi chức năng của nó. Chính vì thế việc hô hấp của bệnh nhân sẽ ngày một khó hơn. Trường hợp bệnh đã quá nặng, bác sĩ không thể điều trị tận gốc căn bệnh thì tuổi thọ của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

Có đến 70% bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư phổi của mình khi đã ở giai đoạn nguy hiểm. Và cơ hội để sống thêm 5 năm của những bệnh nhân này là rất thấp. Đó là lý do tại sao bệnh ung thư phổi gây ra tỷ lệ tử vong cao. Nếu bạn không có chế độ sinh hoạt khoa học, không sớm nhận biết và điều trị bệnh thì cơ hội sống sót là không nhiều.

Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh ung thư phổi?

Phổi là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu cơ quan này bị hư hại hay bị bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đặc biệt các loại bệnh ung thư phổi nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm giảm sút tuổi thọ của bạn rõ rệt. Có không ít nguyên nhân khiến ung thư phổi dần hình thành trong cơ thể bạn.

Hút thuốc lá

Nguyên nhân chiếm tỷ lệ gây ra ung thư phổi cao nhất đó là hút thuốc lá. Khói thuốc lá trong khi đang bị đốt cháy phát tán ra không khí. Nếu bạn hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động) này lâu dần sẽ hình thành ung thư phổi. Vậy nên không chỉ người hút thuốc lá mà cả người hít phải đều có nguy cơ rất cao bị ung thư phổi.

Bị bệnh phổi mãn tính

Có một số trường hợp khác khi bạn bị các bệnh về phổi mãn tính đều có thể gây ra ung thư. Ví dụ các bênh như ho lao, phổi silic hay bệnh bụi phổi. Trường hợp viêm phế quản sau khi phẫu thuật gây ra sẹo xơ. Và để thời gian dài lâu có thể tiến triển thành ung thư phổi gây nguy hại cho sức khỏe.

Do cơ địa

Vẫn có trường hợp số ít hình thành ung thư phổi do cơ địa của bệnh nhân. Đó là các trường hợp trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư phổi. Hoặc là cơ thể bệnh nhân yếu trước đó, hệ miễn dịch kém. Vì thế nguy cơ hình thành bệnh ung thư phổi cao hơn nhiều.

Do môi trường làm việc

Nguyên nhân phổ biến khác đó là do môi trường làm việc. Những ai làm việc nhiều trong môi trường độc hại đều có nguy cơ hình thành ung thư phổi. Một số môi trường độc hại có chứa các chất như: radium, uranium, chất phóng xạ… Hay môi trường làm việc chuyên sản xuất các loại sắt, thiếc, nhựa, than đá, dầu…

Biện pháp phòng tránh bệnh ung thư phổi

Muốn phòng tránh bệnh ung thư phổi không quá khó. Bạn đã tìm hiểu qua các triệu chứng của ung thư phổi rồi. Nguyên nhân của ung thư phổi chính là bởi vì bệnh nhân hít vào một lượng lớn các loại khói độc hại: khói thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm, chất phóng xạ, các chất ô nhiễm…

Nếu muốn phòng tránh bệnh ung thư phổi thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với các loại khói độc hại như trên. Tránh xa những nơi có nhiều người hút thuốc, bạn cũng không nên động đến thuốc lá làm gì. Đơn giản khói thuốc chiếm đến 90% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi.

Không hút thuốc lá

Hạn chế hoặc không hút thuốc lá là cách ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả

Bên cạnh đó với môi trường làm việc quá độc hại, tiếp xúc nhiều với khói bụi thì bạn cần có biện pháp bảo hộ an toàn. Những người làm trong hầm than, những nơi sản xuất các loại sắt, thép thì cần có phương pháp bảo hộ sức khỏe đảm bảo. Đặc biệt khi ra đường nên có khẩu trang để hạn chế việc hít phải quá nhiều khói bụi. Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể nhé.

Trên đây chính là những thông tin giúp giải đáp về triệu chứng của ung thư phổi. Các bạn nếu có gặp phải bất cứ triệu chứng nào như trên thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé. Không nên đợi đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn cuối rồi mới quan tâm.

Như vậy, bệnh ung thư phổi gồm có những giai đoạn chính như trên. Chỉ cần nhận biết thấy dấu hiệu của bệnh này bạn hãy nhanh chóng đến địa chỉ bệnh viện gần nhất để xét nghiệm. Việc phát triển bệnh sớm sẽ góp phần điều trị nhanh chóng hơn nhé.

ADD YOUR COMMENT

Your email address will not be published. Required fields are marked *