Ung thư vú

Ung thư vú hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh và lo lắng đối với chị em phụ nữ, vì là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới nên việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là dạng u vú ác tính. Nó xảy ra khi các tế bào vú trở nên bất thường và phân chia không có kiểm soát hay trật tự. Các tế bào bình thường phân chia một cách có trật tự. Đôi khi trật tự của quá trình này bị phá vỡ và tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát thành khối u còn gọi là bướu. Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Vú được tạo thành chủ yếu từ các tế bào mỡ và tế bào tuyến. Tuyến sản xuất sữa trong vú được tạo thành từ các tế bào riêng lẻ sinh sản dưới sự kiểm soát của hormone. Đôi khi quá trình sinh sản này mất kiểm soát và một cấu trúc tuyến bất thường phát triển. Đây là sự khởi đầu của ung thư. Phần lớn các trường hợp ung thư vú bắt đầu từ các ống dẫn sữa. Một phần nhỏ phát triển từ túi sữa hoặc các tiểu thùy.

ung thư vú

Ung thư vú mang lại nhiều tác hại cho người bệnh

Độ nguy hiểm của ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Ở Việt Nam, cứ 100.000 người lại có khoảng 18 người bị ung thư vú, đa số là phụ nữ. Ước tính trung bình mỗi năm có tới khoảng 11.000 ca mới mắc và trên 5.000 trường hợp tử vong. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, ung thư vú sẽ di căn vào xương và hàng ngày người bệnh phải chiến đấu với những cơn đau. Khi đã di căn vào xương, bệnh ung thư vú đã ở giai đoạn 4 – giai đoạn cuối và khó có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì mọi chuyện sẽ trở nên khả quan hơn nhiều. Vậy có những liệu pháp điều trị ung thư vú nào, nội dung chi tiết bên dưới sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư vú

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì bệnh ung thư vú đang dần trở thành căn bệnh phổ biến ở nữ giới, hằng năm số lượng người mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Phát hiện bệnh sớm là một điều tốt để có những hướng điều trị đơn giản và tiết kiệm chi phí. Nhưng làm sao để chị em có thể biết được mình có mắc bệnh hay không. Thật ra, biểu hiện bệnh của mỗi người là khác nhau, thường thì chị em sẽ cảm thấy có sự thay đổi ở  vú hoặc gần nách. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu các triệu chứng để nhận biết ung thư vú một cách sớm nhất.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở ở nách

Biểu hiện này, có thể bạn dễ dàng nhầm với bệnh cúm hay nhiễm trùng, vì chính hạch bạch huyết là nguyên nhân của bệnh đó. Nhưng nếu bạn phát hiện mình có một khối u hay vết sưng to dưới vùng cánh tay kéo dài trong nhiều ngày mà không biết nguyên nhân thì đó có thể là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư vú.

Để phát hiện được đám hạch bệnh này, bạn hãy dùng tay vuốt từ bầu ngực của mình lên theo đường hõm của nách, nếu mắc bệnh bạn sẽ cảm nhận có hạch nổi lên ở hõm nách. Nếu bạn xuất hiện những cơn đau ở vùng nách, thì bạn đừng bỏ qua, hãy kiểm tra cẩn thận bằng ngón tay để phát hiện hạch nhé.

Nếu trong quá trình kiểm tra hạch, bạn phát hiện ra khu vực nào đó có mô cứng hơn hoặc làm bạn khó di chuyển các ngón tay thì lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra xem mình liệu có mắc bệnh.

Đau lưng, vai và gáy

Nhiều bệnh nhân ngạc nhiên khi bác sĩ kết luận mình bị ung thư vú. Có quá nhiều biểu hiện mà người ta không nghĩ mình bị căn bệnh khủng khiếp này. Một số bệnh nhân, họ chỉ cảm thấy đau lưng, vai hay ở gáy khi họ mắc bệnh mà không hề cảm nhận được sự thay đổi ở vú. Những cơn đau này sẽ thấy ở lưng trên và hai bả vai. Những biểu hiện khiến ta nhầm với các bệnh viêm xương khớp, thoái hóa cột sống.

Tại sao bệnh ung thư vú lại có biểu hiện này? Lý do là khi các tế bào ung thư sản sinh trong mô tuyến vú, đi sâu vào ngực. Khi này những tế bào ung thư này sẽ tăng trưởng về phía xương sườn, xương sống, nên khi mắc bệnh bệnh nhân sẽ thấy đau lưng. Sau đó, nó sẽ di căn đến xương sống, xương sườn, gây nên bệnh ung thư xương.

Đau vai gáy

Đau vai là một biểu hiện của ung thư vú

Đau tức vùng ngực

Nếu một ngày đẹp trời thức dậy, bạn đột nhiên thấy đau nhói vùng ngực của mình, cảm giác như có một luồng điện nhẹ tấn công đến ngực. Đây là một trong những biểu hiện xấu để trả lời cho câu hỏi “ung thư vú có biểu hiện gì?”. Và ngay lúc đó, bạn nên đến gặp bác sĩ, để có thể biết được kết quả chính xác nhất cho sức khỏe của mình.

Khối u bệnh ung thư vú có nhiều kích thước khác nhau, nhưng tất cả sẽ là đầy mô vú, gây ra cho bệnh nhân cảm giác đau tức vùng ngực.

Thay đổi hình dạng và thích thước của vú

Chị em không thể sờ thấy khối u của bệnh ung thư vú, nhưng khi nào sờ  hoặc cảm thấy ngực của mình to hơn bình thường, chảy xệ hơn hoặc có hình dạng khác thường thì bạn nên dành thời gian đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư vú xuất hiện ở những bệnh nhân có mô vú dày đặc. Đây là một trong những biểu hiện khó, khiến chúng ta phát hiện bệnh khó khăn hơn.

Sự thay đổi ở núm vú

Bạn có biết, bên dưới núm là một trong những vị trí phổ biến nhất mà các tế bào ung thư xuất hiện. Biểu hiện này bạn có thể cảm nhận được, khi thấy núm vú của mình có thể dẹt hơn, thụt sâu vào bên trong hoặc có dịch tiết ra từ núm vú, đôi khi có thể dịch sẽ lần cùng máu. Phần da của núm vú có vảy hoặc sần sùi bị viêm.

Ngực bị sưng, tấy đỏ

Một biểu hiện nữa của bệnh ung thư vú đó là ngực bị ửng đỏ có thể có màu tím, sưng đau và bạn cảm thấy ngực mình trở nên nóng hơn bình thường. Các bác sĩ gọi đây là ung thư vú dạng viêm. Khi các khối u vú phát triển, chèn ép các mô nên dẫn đến ngực bị sưng, tấy đỏ và đau tức.

Ngứa ở ngực

Đây là một trong những triệu chứng liên quan đến bệnh ung thư vú dạng viêm, một triệu chứng thường bị chị em bỏ qua, vì thấy nó quá bình thường. Bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư vú dạng viêm sẽ thấy ngứa, nổi mẩn đỏ và sần sùi vùng da ở ngực.

Bởi vì các tế bào ung thư đã chặn những mạch máu và mạch bạch huyết ở da, làm cho những chất lỏng tồn lại trong da, kích thích da gây ra những triệu chứng như vậy.

Các giai đoạn ung thư vú

Bạn có biết rằng hơn 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn đầu có thể chữa khỏi. Vậy nên việc phát hiện bệnh sớm là điều rất quan trọng, điều trị bệnh sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn. Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến bạn liệu pháp điều trị bệnh ung thư vú theo giai đoạn.

Hiện nay y học phát triển, nên có rất nhiều liệu pháp để điều trị bệnh ung thư vú, và thường thì bác sĩ sẽ kết hợp hai hay nhiều cách điều trị với một bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những liệu pháp điều trị bệnh cho từng giai đoạn.

Ung thư vú

Việc phát hiện ung thư vú sớm là điều rất quan trọng, điều trị bệnh sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn

Giai đoạn 0 (Giai đoạn đầu)

Ở giai đoạn đầu này, các tế bào ung thư vú được bác sĩ phát hiện ra trong các ống dẫn sữa. Ta gọi đây là ung thư vú không xâm lấn, hay có cách gọi khác là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ. Bạn sẽ được điều trị bệnh ung thư vú để ngăn chặn sự di căn của bệnh. Thường thì bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ khối u và sử dụng thêm phương pháp xạ trị.

Giai đoạn 1

Bệnh ung thư vú ở giai đoạn 1A thì khối u nguyên phát sẽ có kích thước từ 2cm và các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng bởi bệnh. Còn khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 1B sẽ không có khối u ở vú và sẽ tìm thấy ung thư tại các hạch bạch huyết ở nách. Đây vẫn là 2 giai đoạn phát hiện bệnh sớm. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp một số liệu pháp để điều trị bệnh ung thư vú.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các khối u có kích thước từ 2 – 5cm và có thể chưa lây lang sang các hạch bạch huyết hoặc sang các hạch nách. Giai đoạn này được chia là 2 giai đoạn nhỏ: 2A và 2B.

Giai đoạn 2A: Chưa xuất hiện u nguyên phát và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và chưa đến 4 hạch bạch huyết. Khối u từ 2-4cm và chưa lan tới hạch bạch huyết và hạch dưới cánh tay.

Giai đoạn 2B: Kích thước khối u từ 2 đến 4cm và tìm thấy các cụm tế bào ung thư trong hạch bạch huyết. Kích thước khối u từ 2 đến 4cm và ung thư đã xâm lấn đến 1 – 3  hạch bạch huyết ở nách hoặc gần xương ức. Kích thước khối u lớn hơn 5 cm và chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 2 nên kết hợp các liệu pháp điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kích thích tố.

Giai đoạn 3

Khi bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn 3, thì các khối u trong cơ thể đã lan rộng 4 – 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc phù các hạch bạch huyết bên trong vú.

Ở giai đoạn 3, liệu pháp điều trị cho bệnh nhân cũng giống với giai đoạn 2. Nếu bác sĩ phát hiện ra có khối u nguyên phát lớn, thì bạn sẽ phải dùng biện pháp hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật.

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Giai đoạn 4 được gọi là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Bấy giờ, mầm ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh. Thường thì bệnh sẽ lây lan đến xương, não, phổi và gan của bạn. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị toàn thân tích cực, đây là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư vú giai đoạn cuối.

Các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư vú

Các nguyên nhân gây nên ung thư vú thường không xác định cụ thể, nó tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người. Vì vậy mà nguy cơ mắc bệnh thường không cố định. Sau đây là những yếu tố nguy cơ gây nên ung thư vú thường gặp nhất.

Tuổi tác

Tuổi trung bình của phụ nữ khi được chẩn đoán ung thư vú là 60. Điều này không có nghĩa là phụ nữ ở lứa tuổi 20, 30, 40 tuổi không có nguy cơ bị ung thư vú, mà nó có ý nghĩa phụ nữ càng lớn tuổi, họ càng có khả năng mắc bệnh cao cùng với những yếu tố nguy cơ khác.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng theo cấp số mũ sau 30 tuổi, nhưng ngay cả với phụ nữ ở độ tuổi 80, nguy cơ mắc ung thư cũng khoảng 1/24. Vì vậy, khi tuổi càng lớn, phụ nữ càng nên thận trọng xem xét những biểu hiện thay đổi ở vú của mình, bởi nguy cơ mắc bệnh của họ đang ngày một tăng lên.

Giới tính

Chủ yếu là ở Nữ giới. Ung thư Vú ở Nữ gấp 100 lần ở Nam.

Tiền sử bệnh cá nhân

Những phụ nữ có tiền sử đã từng mắc các bệnh như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

Ung thư vú cũng có liên quan nhẹ đến thời điểm xảy ra của những quá trình thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể, như thời điểm bắt đầu có kinh và thời điểm bắt đầu mãn kinh. Nếu có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi, thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút.

Tương tự, những phụ nữ chưa mang thai hoặc lần đầu tiên mang thai sau 30 tuổi, thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ có con trước tuổi này. Việc cho con bú góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư ở phụ nữ. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ đó càng thấp.

Việc chiếu xạ vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là chiếu xạ để trị bệnh ung thư có liên quan đến vùng vú mắc phải khi còn bé, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Liệu pháp estrogen hậu mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ này, đặc biệt những người sử dụng kết hợp estrogen và progestin.

Ngoài ra việc bị chẩn đoán mắc bệnh tăng sản không điển hình – một dạng bệnh vùng vú không phải là ung thư, đặc trưng bởi sự tăng trưởng của những tế bào bất thường trong các ống dẫn sữa và các tiểu thùy của vú, cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư vú xâm lấn sau này.

Tiền sử bệnh gia đình

Rất nhiều người tin rằng ung thư vú là căn bệnh di truyền trong gia đình. Nếu dựa trên các số liệu thống kê để nói thì điều này không đúng, bởi hơn 80% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh không có tiền sử gia đình liên quan đến ung thư.

Tuy nhiên, những phụ nữ có liên quan huyết thống với người đã mắc bệnh ung thư vú, thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nếu đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi như mẹ, chị em gái, con gái.

Chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể

Chế độ ăn uống có thể tác động đến khả năng mắc một số loại ung thư. Những phụ nữ thừa cân hoặc quá mập, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao hơn. Mặc dù không có một loại thực phẩm nào được xác định là làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu với liều lượng cao có khả năng tăng nguy cơ ung thư vú. Uống rượu càng nhiều càng tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Phòng bệnh ung thư vú

Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay và để lại hậu quả rất lớn cho người bệnh nếu không phát hiện sớm. Việc đi kiểm tra sức khoẻ và tầm soát ung thư định kì sẽ giúp bạn có cuộc sống khoẻ mạnh và phòng chống các bệnh tật. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin để có thể trang bị cho mình những kĩ năng phòng chống bệnh ung thư vú.

ADD YOUR COMMENT

Your email address will not be published. Required fields are marked *